Account Manager là gì? Vai trò của Account Manager với doanh nghiệp

Đối với những người đang làm việc trong nghề Marketing thì vị trí Account Manager đã trở thành một công việc đầy tiềm năng và thu hút được nhiều sự quan tâm từ các ứng viên. Hãy cùng Revup tìm hiểu Account Manager là gì và vai trò của Account Manager đối với doanh nghiệp nhé!

Vị trí Account Manager là gì?

Account Manager hay còn gọi là Quản lý bộ phận Account, là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các công việc account từ thỏa thuận và thực hiện hợp đồng, giữ quan hệ với khách hàng. Họ cũng là mắt xích quan trọng trong tất cả các vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.

Account Manager hay còn gọi là Quản lý bộ phận Account

Công việc mà Account Manager phải thực hiện

Các công việc chính của Account Manager như sau:

  • Đóng vai trò chủ chốt trong mọi vấn đề liên quan đến Account
  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như các bên liên quan như các bên cố vấn, nhà tài trợ,…
  • Đàm phán, thỏa thuận hợp đồng để mang lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty
  • Xây dựng, phát triển những mối quan hệ đáng tin cậy với các bên có liên quan đến nhà tài trợ, khách hàng, các bên cố vấn,…
  • Cập nhật rõ ràng tiến độ, hoàn thành công việc cho các bên có liên quan
  • Cập nhật và tạo bản dự báo số liệu quan trọng trong công việc Account.
Các công việc mà Account Manager thực hiện bao gồm đàm phán, thỏa thuận,….

Vai trò của Account Manager với doanh nghiệp

Mang lại và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Account Manager thường làm việc cho các doanh nghiệp, vậy nên bạn cần chắc chắn rằng dự án này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ những khách hàng mà họ đang quản lý

Account Manager phải đảm bảo các khách hàng hiện tại cảm thấy hài lòng với dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp và tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới

Account Manager tăng doanh thu cho công ty bằng cách giúp khách hàng hiện tại của mình tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và bán thêm các dịch vụ, sản phẩm có liên quan.

Hợp tác với các phòng ban khác để triển khai thực hiện các dự án

Sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, Account Manager có nhiệm vụ chia sẻ toàn bộ thông tin cần thiết cho các phòng ban trong quá trình thực hiện dự án. Account Manager sẽ tham gia trong suốt tiến trình dự án khi nhận được yêu cầu cho đến khi thuyết phục được nhãn hàng về dự án cho họ.

Họ sẽ phối hợp với nhiều đội ngũ khác nhau từ đội ngũ Creative, Production House, team planner,… thậm chí là với các đối tác bên ngoài khác sao cho hoàn thành được chiến dịch và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Account Manager phải hợp tác với các phòng ban khác để thực hiện dự án

Kiểm soát ngân sách, chi phí phát sinh

Để chắc chắn sau khi hoàn tất dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng, Account Manager còn phải kiểm soát số tiền thu vào và chi phí bỏ ra trong suốt quá trình lập kế hoạch và thực thi dự án. Cần tránh trường hợp phát sinh chi phí vượt ngân sách trong quá trình triển khai kế hoạch.

Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, đối tác

Account Manager là người trực tiếp tiếp xúc, duy trì mối quan hệ với khách hàng, vì thế mà Account Manager phải có khả năng nắm bắt được tâm lý khách hàng và có thái độ hòa nhã với doanh nghiệp.

Các kỹ năng cần thiết để trở thành Account Manager

Có vốn kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực Marketing/Digital Marketing

Tính chất công việc của Account Manager liên quan một cách chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tối đa hóa năng suất, lên kế hoạch kinh doanh và tạo ra doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty.

Do vậy, yêu cầu bắt buộc là Account Manager phải có nền tảng kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực Marketing hoặc Digital Marketing cũng như quản trị kinh doanh. Thông thường, vị trí này yêu cầu ứng viên phải có ít nhất là từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm trong nghề.

Account Manager phải có kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing

Kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt

Account Manager phải làm việc và cộng tác với hầu hết các bộ phận trong và nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời trực tiếp thương lượng, nói chuyện với khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều khâu như phát triển ý tưởng, sản phẩm mới, nắm bắt xu hướng sản phẩm, quản lý dự án,….

Do đó, bạn cần phải trang bị kỹ năng giao tiếp tốt và linh hoạt trong việc xử lý tình huống để vừa có thể thuyết phục khách hàng và giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy đến trong quá trình làm việc.

Kỹ năng ngoại ngữ

Khách hàng của công ty không chỉ gói gọn các đối tượng là các khách hàng trong nước mà còn là những đối tác khách hàng nước ngoài. Vì vậy, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ (ít nhất là có tiếng Anh) là một tiêu chuẩn cần thiết đối với một Account Manager.

Ngoài ra, việc biết thêm các loại ngôn ngữ khác cũng là lợi thế để các ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc này, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho bản thân mình.

Kỹ năng kiểm soát ngân sách, chi phí

Account Manager phải có khả năng cân bằng ngân sách và chi phí bỏ ra để đảm bảo sau khi dự án thành công, công ty sẽ có lợi nhuận và tránh phát sinh thu không đủ chi. Đôi khi các sự cố phát sinh không mong muốn từ phía khách hàng chứ không phải từ đội ngũ nhân viên của công ty. Vì vậy, bạn phải có lập trường cứng rắn và quan điểm rõ ràng để từ chối các yêu cầu từ khách hàng.

Kỹ năng điều phối công việc giữa các phòng ban

Chiến lược của Account Manager liên quan đến việc quản lý Account. Do đó, họ phải có tầm nhìn chiến lược dài hơi chứ không phải lợi ích trong ngắn hạn. Họ cần có khả năng dàn xếp, trao đổi với các bộ phận, sau đó thỏa thuận cũng như lập ra kế hoạch dài hạn phù hợp để mang lại doanh thu cho công ty.

Account Manager phải có kỹ năng điều phối công việc

Mong rằng với các thông tin mà Revup cung cấp bên trên, các bạn có thể hiểu được Account Manager là gì và nắm được vai trò của Account Manager đối với doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc hãy liên hệ đến số điện thoại 0939.73.71.73 để được Revup hỗ trợ nhé!

Trương Thái Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967.462.262