An toàn lao động , an toàn vệ sinh lao động là gì và điểm đáng lưu ý

an-toan-lao-dong-an-toan-ve-sinh-lao-dong-la-gi-va-diem-dang-luu-y

“Tính mạng con người là trên hết”. Đúng vậy, công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được đề cao trong công việc hàng ngày. Nó không những thuộc phạm vi trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn được quan tâm bởi Nhà nước. Vậy an toàn lao động là gì? An toàn lao động có ý nghĩa ra sao và tác động đến quyền lợi, nghĩa vụ của những ai? Tìm hiểu ngay với những chia sẻ từ Revup.

Khái niệm an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động

an-toan-lao-dong-an-toan-ve-sinh-lao-dong-la-gi
An toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động là gì?

An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là việc thực hiện những giải pháp nhằm phòng chống lại các yếu tố gây nguy hiểm trong lao động. Những giải pháp này đảm bảo cho người lao động không xảy ra thương tật, thậm chí tử vong trong lúc làm việc.

An toàn vệ sinh lao động là gì?

An toàn vệ sinh lao động là việc thực hiện những giải pháp nhằm phòng chống lại các yếu tố có hại trong lao động. Những giải pháp này đảm bảo cho người lao động không mắc phải bệnh tật, suy giảm sức khỏe trong lúc làm việc.

Tuy có sự khác nhau nhưng quy chung lại cả hai khái niệm được xem là sự tổng hợp của những quy phạm pháp luật. Chúng nhằm mục đích quy định những biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhờ vậy có thể bảo vệ được sức khỏe cũng như tính mạng cho người lao động, nhất là với những công việc nặng nhọc.

Sự cần thiết của an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động

ATLĐ-ATVSLĐ-tao-su-an-tam-khi-thuc-hien-cong-viec
ATLĐ, ATVSLĐ tạo sự an tâm khi thực hiện công việc

An toàn lao động là những giải pháp làm giảm thiểu tối đa những hệ lụy ảnh hưởng đến người tham gia lao động trực tiếp. Cụ thể là những tác động đến sức khỏe, tính mạng khi thực hiện những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Hoặc những ảnh hưởng cũng có thể là do làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại. Thông qua biện pháp chi phụ cấp tiền lương, hiện vật, tăng thời gian nghỉ ngơi có thể bù đắp được phần nào những ảnh hưởng.

Do đó, việc tiến hành những giải pháp an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động à hết sức cần thiết. Từ Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 có thể thấy sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với người lao động. Nó liên quan chặt chẽ đến việc phải thực hiện nghĩa vụ của những người sử dụng lao động với người lao động. Như vậy, không những chỉ là những bù đắp về vật chất mà còn cả về tinh thần. Tất nhiên, về phía người lao động, vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh tính kỷ luật, quy định an toàn trong công việc.

Đối tượng được áp dụng an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động

Nguoi-lao-dong-la-doi-tuong-duoc-ap-dung-ATLĐ-ATVSLĐ
Người lao động là đối tượng được áp dụng ATLĐ, ATVSLĐ

Hầu như tất cả đối tượng tham gia vào việc sản xuất kinh doanh đều thuộc phạm vi áp dụng của chế độ ATLĐ, ATVSLĐ. Cụ thể:

  • Các tổ chức sử dụng lao động
  • Cá nhân sử dụng lao động
  • Người tham gia lao động
  • Công nhân, nhân viên, viên chức, công chức
  • Đối tượng học ngh, thực tập, thử việc

Điểm nổi bật của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2018

Mức đóng Bảo hiểm

Mỗi tháng, người sử dụng lao động cần thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong quỹ này, 0,5% trên tổng số nộp được trích vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, cũng như bệnh nghề nghiệp (Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP). Mức trích quỹ này cũng được áp dụng trên lương cơ sở của chiến sĩ quân đội nhân dân, chiến sĩ công an nhân dân,…

Mức bồi thường

nguoi-lao-dong-duoc-boi-thuong-khi-bi-tai-nan-lao-dong
Người lao động được bồi thường khi bị tai nạn lao động

Bồi thường được thực hiện khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong khi thực hiện công việc. Người lao động sẽ có những quyền lợi được hưởng tương ứng với mức đã đóng bảo hiểm trước đó. Cụ thể, được chi trả tạm ứng sơ cứu, thanh toán chi phí y tế và lương đủ trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, nếu lỗi không hoàn toàn do người lao động, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm bồi thường. Nói rõ hơn, người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường 1,5 tháng tiền lương. Điều này áp dụng nếu người lao động bị tổn hại 5%-10% khả năng lao động. Và mỗi 1% tăng thêm được cộng tiếp tục 0,4 tháng tiền lương (áp dụng từ 11% – 80%). Nếu lỗi hoàn toàn từ phía người lao động, mức trợ cấp của người sử dụng lao động ít nhất là 40% mức quy định.

Xử phạt vi phạm

Để nâng cao tính kỷ cương trong việc chấp hành luật an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động cần có những xử phạt. Cụ thể, theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP có ghi rõ mức phạt sau:

  • Không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động: 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Không trang bị những dụng cụ, phương tiện bảo hộ làm việc: 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Không thực hiện kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật máy móc, thiết bị: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Như vậy, an toàn lao động và an toàn vệ sinh lao động rất có ý nghĩa với người lao động. Nó không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân người lao động. Trái lại nó liên quan nhiều đến trách nhiệm của người sử dụng lao động và cơ quan Nhà nước. Việc thực hiện tốt những quy định an toàn lao động giúp giảm thiểu được những rủi ro làm việc, an toàn sức khỏe. Hy vọng thông tin vừa rồi từ Revup mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Trương Thái Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979.73.71.73 0967.961.555

Gọi Ngay

Email

Facebook

Zalo

Csss