Các loại hàng hóa và sản phẩm nếu muốn xuất khẩu sang các quốc gia khác đều cần giấy chứng nhận CO do nhà nước cấp phép. Theo bạn, C/O là gì? Hồ sơ xin cấp phép chứng nhận CO cần những loại giấy tờ nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc làm rõ hơn những vấn đề thắc mắc trên.
C/O là gì?
Trong tiếng anh, CO là từ viết tắt của cụm từ Certificate of Original, nghĩa là giấy chứng nhận về nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa. Chứng nhận CO luôn được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu hàng hóa).
Thông qua chứng nhận CO, người ta có thể xác định được xuất xứ của loại hàng hóa đó được nhập khẩu từ quốc gia nào. Hơn thế nữa, giấy chứng nhận C/O còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp về vấn đề thuế quan khi nhập hàng vào một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác.
Giấy chứng từ C/O là gì?
Giấy chứng nhận C/O được dùng để làm gì?
- Ưu đãi về thuế quan: Khi hàng hóa được xác định xuất xứ và nguồn gốc, giúp xác định được các ưu đãi về thuế quan theo thỏa thuận thương mại giữa quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu.
- Chính sách thuế chống hàng giả và trợ giá: Các mặt hàng khi bị phá giá tại thị trường của quốc gia nhập khẩu sẽ được hưởng chế độ ưu đãi chống phá giá và trợ giá tiêu dùng.
- Duy trì hệ thống hạn ngạch và thống kê thương mại: Các số liệu thống kê thương mại được biên soạn đơn giản và dễ dàng hơn thông qua xuất xứ của hàng hóa. Hơn thế nữa, cơ quan thương mại có thể hệ thống hóa hạn ngạch và xúc tiến thương mại.
Phân loại C/O thông dụng tại Việt Nam
Phân loại chứng từ C/O
Trên thế giới, các loại chứng nhận C/O được phân chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
- C/O form A: Các loại hàng hóa xuất khẩu sang những quốc gia cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O form D: Các loại sản phẩm xuất khẩu sang những quốc gia thuộc khu vực ASEAN được hưởng chế độ ưu đãi theo hiệp định CEPT.
- C/O form E: Các loại hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại hoặc sang các quốc gia thuộc khu vực ASEAN thuộc chế độ hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN +1).
- C/O form S: Các mặt hàng xuất khẩu sang Lào và được hưởng chế độ ưu đãi theo hiệp định Việt Nam – Lào.
- C/O form AK: Các loại sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc và ngược lại hoặc các quốc gia thuộc khu vực ASEAN được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN +2).
- C/O form GSTP: Các loại hàng hóa xuất khẩu vào những quốc gia tham gia vào hệ thống ưu đãi GSTP (Thương mại toàn cầu) cho Việt Nam và hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSTP.
- C/O form AJ: Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và ngược lại hoặc các nước thuộc khu vực ASEAN theo chế độ hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN +3).
- C/O form B: Các loại hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các quốc gia và được cấp theo xuất xứ không ưu đãi về thuế quan.
- C/O form ICO: Dành cho các loại sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam được xuất khẩu sang các quốc gia theo quy định của ICO (Tổ chức cà phê thế giới).
- C/O form Textile (form T): Dành cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia thuộc khối EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
- C/O form Venezuela: Các sản phẩm được xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
- C/O form Mexico: Các loại hàng hóa thuộc ngành dệt may, giày dép được xuất khẩu sang Mexico theo quy định thuế quan của Mexico.
- C/O form Peru: Các loại hàng hóa thuộc ngành giày dép xuất khẩu sang Peru theo chính sách thuế quan của Peru.
Giấy chứng nhận C/O do ai cấp?
Theo như quy định của Việt Nam, 2 cơ quan sau có thẩm quyền cấp phép giấy chứng nhận C/O cho hàng hóa, sản phẩm:
- Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu hàng hóa cấp các loại chứng nhận như C/O form A, D và những loại chứng nhận C/O theo sự thỏa thuận của chính phủ.
- Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI) cấp phép những loại chứng nhận C/O còn lại hoặc các loại giấy chứng nhận C/O do Bộ công thương ủy quyền cấp phát.
Những điểm quan trọng nên biết khi làm giấy chứng nhận CO
Các loại thủ tục cần thiết khi làm thủ tục xin cấp CO
Các loại hồ sơ cần thiết khi xin cấp phép CO
Trong một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận C/O cần phải có các loại thủ tục sau:
- Đơn xin đề nghị cấp giấy chứng nhận C/O (được khai báo hoàn chỉnh và hợp lệ theo quy định).
- Mẫu C/O (1 bản gốc để đối chiếu và 3 bản sao).
- Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hoàn chỉnh và đầy đủ (bản sao có công chứng, sao y bản chính và có chữ ký của người có thẩm quyền).
- Vận đơn.
- Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa: Chứng từ mua bán sản phẩm, ủy thác xuất – nhập khẩu, bảng kê khai các nguyên liệu sử dụng, định mức hải quan (nếu có),…
Quy trình cấp giấy chứng nhận CO
Quy trình cấp giấy chứng nhận C/O sẽ được thực hiện theo từng bước cơ bản sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp lần đầu xin cấp phép cần phải cung cấp thêm một số thủ tục và hồ sơ liên quan theo quy định của chính phủ.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin cấp phép CO của doanh nghiệp.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả giấy chứng nhận CO cho doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin tổng hợp về giấy chứng nhận CO được sử dụng trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng hóa. Mong rằng những chia sẻ của Revup đã giúp bạn đọc hiểu được C/O là gì và các thủ tục liên quan khi làm chứng từ CO. Liên hệ hotline 0979737173 nếu bạn cần giải đáp những thắc mắc liên quan nhé.
- Cách Ghi Hồ Sơ Xin Việc Chi Tiết Nhất Và Tạo Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng - Tháng Hai 15, 2024
- REVUP nhận cung ứng lao động tại KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang uy tín - Tháng Tư 1, 2023
- Đơn vị cung ứng lao động tại KCN Xuân Lộc uy tín nhất - Tháng Ba 25, 2023