Bạn đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và cần làm CV để đi xin việc hoặc đi thực tập. Tuy nhiên chưa biết thực hiện như thế nào cho đúng thì chắc chắn không nên bỏ qua bài viết sau đây. Trong bài này, revup sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, đảm bảo đầy đủ mọi yếu tố để tạo ấn tượng tốt, thiện cảm ban đầu với các nhà tuyển dụng. Cùng tham khảo ngay nhé!
Tại sao cần viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?
Với sự phát triển xã hội như hiện nay thì lợi ích của công việc làm thêm là cực kỳ lớn. Đặc biệt là thế hệ sinh viên rất nổi bật trong công tác làm việc thêm giờ. Nhiều bạn sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất mong muốn tìm kiếm được một công việc giúp gia tăng thu nhập và mang đến lợi ích hỗ trợ cho cuộc sống tương lai. Nhưng điều băn khoăn lớn nhất chính là CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp bao gồm những gì, cách viết ra sao để gia tăng sự ấn tượng và chuyên nghiệp.
Tại sao cần viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp?
Hầu hết các tổ chức, công ty và doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn nộp CV cá nhân trước khi tham gia phỏng vấn trực tiếp. Bất kể đối tượng đang là sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp rồi thì đều phải trải qua quy trình này. Theo đó các bạn sinh viên học năm nhất, năm hai,… thường dành thời gian để tập trung nghiên cứu chuyên ngành, lịch học chưa cố định nên chỉ chuẩn bị bản CV đơn giản để nộp mà thôi.
Chính vì giờ làm việc không được cố định nên sẽ làm part time hoặc thời vụ để cân đối giữa học và làm. Các công việc điển hình mà đối tượng này có thể chọn là gia sư, nhân viên nhà hàng, nhân viên bán hàng,… Cũng do tính chất công việc khá đơn giản nên nhiều nhà tuyển dụng không đặt yêu cầu quá cao CV ứng viên.
Thông tin cần có trong CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp
Tùy theo vị trí công việc mà bạn đăng ký ứng tuyển, lĩnh vực thì các thông tin đưa vào CV sẽ khác nhau. Tuy nhiên với mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thì bạn có thể tham khảo ngay một số nội dung cần thiết sau đây.
Thông tin cần có trong CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp
Giới thiệu bản thân trong CV
Với mẫu CV xin việc cho sinh viên hoặc người có kinh nghiệm thì giới thiệu bản thân luôn là một phần bắt buộc cần có để giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn khi được chọn vào trong vòng phỏng vấn trực tiếp. Với người chưa có kinh nghiệm phần giới thiệu cần có đầy đủ các mục sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ, nơi sinh sống hiện tại
- Số điện thoại hoặc email liên hệ
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là vị trí công việc hay đích đến bạn mong muốn và lộ trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thì bạn cần thể hiện rõ mục tiêu phù hợp với vị trí, lĩnh vực, công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra bạn có thể trình bày thêm cả yếu tố dài hạn trong mục này bởi không có một công ty/doanh nghiệp nào muốn ứng tuyển đội ngũ nhân sự làm thời gian ngắn do tốn kém chi phí đào tạo cũng như tuyển dụng của họ. Hơn nữa tại mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể chia ra thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Ngắn hạn: Kế hoạch, dự định trong tương lai gần dành cho công việc
- Dài hạn: Đích đến lớn hơn, mang tính quyết định cũng như có tầm ảnh hưởng đến sự nghiệp trong tương lai.
Quá trình học vấn
Sinh viên là đối tượng chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều nên khi viết CV bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Để trình độ học vấn của mình cao nhất ở đầu tiên rồi các dòng tiếp theo sắp xếp theo thứ tự thời gian gần đến xa.
- Không nhất thiết phải ghi đầy đủ thông tin các cấp học là cấp 1 và cấp 2. Bạn chỉ cần thông tin từ giai đoạn đại học, cao đẳng và trung cấp,… mà thôi. Riêng với cấp 3 bạn có thể để nếu đó là trường nổi bật hoặc có các thông tin nổi bật liên quan đến cấp bậc này.
- Thành tích học tập là điều chúng tôi thấy nhân viên thường quên không ghi vào trong CV. Nếu bạn đạt thành tích học tập điểm số cao, có học bổng, bằng khen, giải thưởng,… đáng giá thì tốt nhất hãy thêm vào để ghi điểm nhanh hơn với các nhà tuyển dụng.
- Có một mẹo hay để CV thêm ấn tượng là bạn có thể chia nhỏ phần quá trình học tập như thành tích, chuyên môn, giải thưởng, chứng chỉ,…
- Đối với các vị trí ứng tuyển khác chuyên môn ngành học thì bạn nên giảm bớt kiến thức chuyên môn không liên quan và thêm thông tin các khóa học bạn tham gia mà liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.
Thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết
Kinh nghiệm làm việc
Cũng là một phần mà sinh viên không có nhiều thông tin để trình bày. Theo đó tại mục này bạn có thể liệt kê các công việc như sau:
- Những cộng đồng đã và đang tham gia
- Hoạt động tình nguyện
- Công việc part time từng làm như giao hàng, phát tờ rơi, nhân viên phục vụ,…
Ngoài ra những trình bày này cần liệt kê từ công việc làm gần đây nhất cho đến công việc xa nhất. Mỗi công việc chỉ để các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực, vị trí ứng tuyển mà thôi.
Ví dụ: Tham gia các hoạt động tình nguyện của câu lạc bộ tại trường -> Học được cách sắp xếp và tổ chức công việc, kỹ năng lên kế hoạch, quản lý thời gian, tiếp xúc với đơn vị tài trợ,…
Kỹ năng
Với người có kinh nghiệm làm việc hoặc đã đi làm rồi thì phần kỹ năng là điểm cộng giúp cho CV bạn thêm ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. Còn với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thì phần kỹ năng quan trọng hơn. Có thể khẳng định rằng ngoài học vấn thì kỹ năng ảnh hưởng đến phần lớn quyết định đồng ý hay không đồng ý của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn có kỹ năng liên quan đến lĩnh vực, vị trí tuyển dụng thì đừng ngần ngại hãy thêm vào trong CV như kỹ năng viết content, chỉnh sửa ảnh và video,… Hoặc là một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp,… Chẳng hạn ứng tuyển vào vị trí dịch thuật thì cần làm nổi bật kỹ năng ngoại ngữ của mình.
Giải thưởng và thành tích
Tương tự giống với mục học vấn thì nếu như bạn đạt các thành tích, giải thưởng hay chứng chỉ nào đó thì hãy thêm ngay vào trong CV nhé. Điều này sẽ giúp gia tăng điểm cộng đối với phía nhà tuyển dụng đấy.
Bạn có thể viết một số các hoạt động ảnh hưởng đến công việc bạn ứng tuyển nhưng cần nêu ngắn gọn, vắn tắt và xúc tích. Đây sẽ là thông tin mà nhà tuyển dụng cần nắm được để xác định khả năng bạn có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang cần tuyển hay chưa.
Một số mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp
Nhằm dễ hình dung hơn về CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc người chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể tham khảo một vài mẫu phổ biến sau đây:
Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp 01
Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp 02
Mẫu CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp 03
Trên đây là một số thông tin cũng như cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp mà chúng tôi muốn gửi đến cho quý bạn đọc tham khảo. Mong rằng nó sẽ hữu ích và giúp cho bạn vận dụng hiệu quả trong thời gian tới và nhanh chóng tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình tạo CV cũng như tìm việc làm thì hãy liên hệ ngay với revup qua số hotline 0979 737 173 để được tư vấn nhiệt tình nhé.
- Cách Ghi Hồ Sơ Xin Việc Chi Tiết Nhất Và Tạo Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng - Tháng Hai 15, 2024
- REVUP nhận cung ứng lao động tại KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang uy tín - Tháng Tư 1, 2023
- Đơn vị cung ứng lao động tại KCN Xuân Lộc uy tín nhất - Tháng Ba 25, 2023