Trong các cuộc phỏng vấn, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp thuật ngữ follow up nhưng chưa hiểu rõ về nó. Nắm bắt được thắc mắc đó của mọi người, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm follow up là gì? Đồng thời, mách thêm một số mẹo follow up ghi điểm sau khi phỏng vấn xong.
Khái niệm follow up là gì?
Follow up trong tiếng Anh có nghĩa là theo dõi hay giám sát. Sau khi phỏng vấn kết thúc, ứng viên có thể follow up nhà tuyển dụng qua việc email, gọi điện cho họ. Điều đó sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và cơ hội trúng tuyển cao hơn nhất nhiều. Không chỉ vậy, follow up còn giúp bạn gỡ điểm khi chưa hài lòng về buổi phỏng vấn của mình.
Bạn có thể bổ sung thông tin để tạo ra sự khác biệt cho bản thân và khiến cho doanh nghiệp cảm thấy bạn thật sự quan tâm đến công việc này. Thay vì cứ phỏng vấn xong im lặng và chờ kết quả thì bạn hãy đảo ngược nó bằng cách chủ động sửa sai. Từ đó, bạn có thể tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho mình.
Thông thường, các ứng viên thường sử dụng email để follow up hiệu quả và ghi điểm đến nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ngoài email follow up ra thì việc lựa chọn thời gian sẽ khá là quan trọng. Do đó, để có thể follow up hiệu quả thì bạn hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Cách thức follow up ghi điểm sau khi phỏng vấn
Mỗi người sẽ có một cách follow up theo một cách khác nhau để có thể tạo ấn tượng về bản thân cho người tuyển dụng. Nhưng để làm được điều đó thì bạn cần chú ý đến quy trình email follow up hiệu quả dưới đây.
Follow up lần 1: Gửi lời cảm ơn
Có thể nói, gửi thư cảm ơn là một trong những cách dễ nhất giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy gửi lời cảm ơn đến công ty tuyển dụng thông qua email. Bạn cần lưu ý rằng đừng nên chỉ cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho bạn mà còn phải thể hiện ý muốn bản thân thật sự muốn làm công việc này.
Ngoài ra, bạn có thể kèm theo tài liệu bổ sung về một số câu hỏi đáp của nhà tuyển dụng mà bạn chưa thấy hài lòng. Bên cạnh đó, bạn nên ghi thêm những kinh nghiệm đã rút ra được từ buổi phỏng vấn và muốn trao đổi công việc sâu hơn với họ trong một dịp gần nhất. Cuối thư, bạn ghi cảm ơn và có thể ghi thêm lịch hẹn trong 2 – 3 ngày tiếp đó.
Follow up lần 2: Bổ sung thông tin đầy đủ, cẩn thận
Bạn nên ghi lại đầy đủ và cẩn thận các thông tin có đề cập trong buổi phỏng vấn như công việc cụ thể, yêu cầu phẩm chất, năng lực chuyên môn,… Điều đó sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhà tuyển dụng cũng như vị trí công việc mà mình đang ứng tuyển. Hãy gửi kèm thêm các tài liệu, bằng cấp, chứng chỉ trình độ và kinh nghiệm vào email để nhà tuyển dụng thấy thực lực của bạn.
Follow up lần 3: Phá vỡ sự im lặng từ nhà tuyển dụng
Email follow up này sẽ thể hiện sự quan tâm và đợi chờ của bạn đối với công việc ứng tuyển. Khi soạn follow up lần 3 này, bạn cần lưu ý:
- Giữ thái độ lịch sự: Nếu khi gửi CV đi mà bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng từ nên khéo léo nhắc nhở chứ không nên đổi lỗi hay phàn nàn rằng nhà tuyển dụng quên mất hồ sơ của mình.
- Lời nhắn cần súc tích, ngắn gọn tránh sự dông dài bởi nhà tuyển dụng không có thời gian đọc nó. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề để họ biết rằng bạn là ai, lý do bạn viết email follow up là gì.
- Kiểm tra thật kỹ lại email follow up trước khi gửi nó đi bằng cách đọc lại cẩn thận.
Follow up lần 4: Hãy gửi lời cảm ơn ngay cả khi không trúng tuyển
Có rất nhiều ứng viên khi biết mình không trúng tuyển đã chọn cách im lặng và cắt đứt hoàn toàn với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu là một người khéo léo, thông minh và chuyên nghiệp thì bạn nên gửi một email để cảm ơn lại công ty đã dành thời gian và cơ hội cho mình. Đồng thời, bạn có thể đề nghị thêm với nhà tuyển dụng cho biết một số lời nhận xét về buổi phỏng vấn của mình để rút kinh nghiệm và xét tuyển tốt hơn.
Có thể, bạn sẽ không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng nhưng chắc chắn họ sẽ nhớ bạn lâu hơn. Thậm chí, họ có thể tạo cho bạn cơ hội để ứng cử những vị trí công việc phù hợp khác mà họ đang cần tuyển. Bạn nên chú ý rằng, mỗi nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thông tin liên lạc hoặc danh thiếp của họ nên bạn có thể sử dụng nó trong lần sau một cách đúng lúc, đúng chỗ.
Còn nếu bạn nhận được thông báo trúng tuyển thì đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng và lời hứa nỗ lực làm việc và gắn bó tổ chức lâu dài nhé! Vì điều đó sẽ giúp họ càng yêu quý và đánh giá cao sự chuyện nghiệp khéo léo của bạn.
Như vậy, chúng tôi đã giải thích cho bạn biết Follow up là gì và cách thức email follow up ghi được điểm cộng hiệu quả sau khi phỏng vấn chi tiết. Hy vọng rằng, sau khi theo dõi bài viết của REVUP, bạn có thể ghi được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để tạo thêm cơ hội trúng tuyển cho mình.
- Cách Ghi Hồ Sơ Xin Việc Chi Tiết Nhất Và Tạo Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng - Tháng Hai 15, 2024
- REVUP nhận cung ứng lao động tại KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang uy tín - Tháng Tư 1, 2023
- Đơn vị cung ứng lao động tại KCN Xuân Lộc uy tín nhất - Tháng Ba 25, 2023