Hướng dẫn cách làm tròn trong Excel đơn giản và chi tiết nhất

Trong Excel hiện đang có nhiều cách khác nhau giúp bạn làm tròn số. Việc chọn cách nào sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc cũng như nhu cầu của từng cá nhân. Theo đó bạn có thể làm tròn số trong định dạng số dựng sẵn hoặc làm tròn số xuống hay lên theo ý muốn. Nếu là người sử dụng Excel lâu năm, thường xuyên phải tính toán nhiều thì chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc vào các cách làm tròn trong Excel rồi đúng không nào. Tuy nhiên rất có thể còn tồn tại nhiều cách khác thông minh và nhanh hơn mà bạn chưa khám phá ra. Hãy cùng với Revup đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

#1 Làm tròn số trong Excel dạng trang tính

Cách làm này cực kỳ đơn giản. Đầu tiên hãy chọn cho mình các ô có chứa con số mà bạn đang muốn định dạng. Giả sử bạn chọn vào ô có chứa số 2.111,5628.

Dấu chấm trong dãy nhằm mục đích để phân tách hàng nghìn còn dấu phẩy để phân tách phần thập phân. Nếu như bạn đang muốn lược bỏ phần thập phân đi thì chỉ cần dùng 2 nút giảm hoặc tăng phần thập phân mà thanh công cụ Excel đã thiết kế sẵn là được. Cách này có sẵn ở hầu hết các phiên bản Microsoft Excel như bản 2003, 2007, 2010, 2013,…

Làm tròn số trong Excel dạng trang tính Làm tròn số trong Excel dạng trang tính

#2 Làm tròn số trong Excel dạng số dựng sẵn

Cách làm tròn trong Excel này dựa trên định dạng đã được thiết kế sẵn ở trong nhóm số thanh công cụ. Tại hộp danh sách thể loại bạn có thể chọn định dạng số khác nhau tùy theo nhu cầu của mình như tiền tệ, kế toán, khoa học, tỷ lệ phần trăm,… Đây cũng là một cách rất đơn giản và hiện có sẵn ở hầu hết mọi phiên bản Microsoft Excel như bản 2003, 2007, 2010, 2013,…

Làm tròn số trong Excel dạng trang tính

Làm tròn số trong Excel dạng số dựng sẵn

#3 Làm tròn số lên trong Excel 

Đây là một cách làm tròn theo kiểu làm tròn lên. Theo đó bạn có thể sử dụng hàm ROUNDUP với công thức như sau: = Roundup(number,num_digits).

Việc dùng hàm ROUNDUP chủ yếu nhằm mục đích để làm tròn số lên. Giá trị num_digits thường quyết định chữ số thập phân số làm tròn. Lấy ví dụ là số 3.275. Nếu như bạn đưa công thức, áp số num_digits  thứ tự 1, 2,… thì kết quả sẽ là 3.3

Làm tròn số lên trong Excel

Làm tròn số lên trong Excel

#4 Làm tròn số xuống trong Excel

Là cách làm tròn số trong Excel theo dạng làm tròn xuống. Bạn hãy sử dụng ngay hàm ROUNDDOWN nhé. Công thức như sau: = Rounddown(number;num_digits)

Dùng hàm ROUNDDOWN chủ yếu để làm cho số tròn xuống. Theo đó phần giá trị  num_digits quyết định chữ số thập phân của số làm tròn. Vẫn lấy ví dụ là số 3.275. Nếu như bạn đưa công thức, áp số num_digits  thứ tự 1, 2,… thì kết quả sẽ là 3.2.

Làm tròn số xuống trong Excel

Làm tròn số xuống trong Excel

#5 Làm tròn số đến phân số gần đó

Người dùng cần phải chọn hàm ROUND để thực hiện theo cách làm số trong Excel này. Công thức tính như sau: = ROUND(number,num_digits).

Trong đó number chính là giá trị số mà bạn đang muốn làm tròn còn num_digits là số các chữ số thập phân muốn làm tròn. Nếu như số thập phân phía sau lớn hơn hoặc bằng 5 thì number được làm tròn lên. Còn số thập phân phía sau nhỏ hơn 5 thì được làm tròn xuống.

Lấy ví dụ là số  2.111,5628, bạn có thể thấy rằng số thập phân thứ 2 là 6 > 5 nên được làm tròn thành 2.111,6. Tham khảo ví dụ minh họa theo hình bên dưới.

Làm tròn số đến phân số gần đó

Làm tròn số đến phân số gần đó

#6 Cách làm tròn số đến 1 số có nghĩa

Bạn hãy ghi nhớ một vài nguyên tắc chung khi dùng cách làm tròn số trong Excel này. Cụ thể bao gồm: Nếu muốn làm tròn số âm thì trước hết số đó cần chuyển sang giá trị tuyệt đối của nó, nghĩa là trước hết cần chuyển sang số dương. Sau đó tùy vào việc bạn chọn hàm nào của Excel để làm tròn thì số muốn làm tròn sẽ làm tròn đúng nguyên tắc của hàm đó. Sau khi làm tròn hoàn thành thì dấu âm được áp trở lại, thành kết quả cuối cùng.

Ví dụ: Ví dụ bạn muốn làm tròn số 1.000,338 sử dụng các hàm khác nhau

  • Nếu dùng hàm =ROUND(number,num_digits) thì sẽ là =ROUND(-1.000,338,2). Lúc này number sẽ chuyển sang giá trị tuyệt đối là 1.000,338. Sau đó tuân thủ nguyên tắc làm tròn bằng hàm ROUND như phân tích và cho kết quả là 1.000,34. Cuối cùng dấu âm áp dụng trở lại và kết quả cuối cùng ta nhận được là -1.000,34.
  • Dùng hàm =ROUNDUP(number,num_digits) thì sẽ là =ROUNDUP(-1.000,338,2). Lúc này number sẽ chuyển sang giá trị tuyệt đối là 1.000,338. Sau đó tuân thủ nguyên tắc làm tròn bằng hàm ROUNDUP như phân tích và cho kết quả là 1.000,34. Cuối cùng dấu âm áp dụng trở lại và kết quả cuối cùng ta nhận được là -1.000,34.
  • Dùng hàm =ROUNDDOWN(number,num_digits) thì là =ROUNDDOWN(-1.000,338,2). Lúc này number sẽ chuyển sang giá trị tuyệt đối là 1.000,338. Sau đó tuân thủ nguyên tắc làm tròn bằng hàm ROUNDDOWN như phân tích và cho kết quả là 1.000,33. Cuối cùng dấu âm áp dụng trở lại và kết quả cuối cùng ta nhận được là -1.000,33.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ít nhiều cho bạn trong việc nắm bắt rõ các thủ thuật khác nhau trong việc làm tròn số trong Excel. Tùy theo mục đích và nội dung được yêu cầu thì chính ta sẽ chọn cách làm tròn sao cho phù hợp nhất. Sau đó vận dụng đúng cách để trở thành công cụ đắc lực phục vụ công việc thật hiệu quả. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với Revup qua số hotline 0979 737 173 nhé.

Trương Thái Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967.462.262