Lợi nhuận gộp là gì? Hướng dẫn cách tính và một số điều cần biết

Đối với một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận gộp chính là một chỉ số không thể thiếu trong bất kỳ báo cáo nào. Theo đó khi kiểm soát được chỉ số này thì bạn sẽ nắm bắt được chi tiết tình hình kinh doanh đang tốt hay xấu. Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều người chưa quan tâm và để ý đến. Ngay bây giờ hay cùng với chúng tôi đi tìm hiểu ngay lợi nhuận gộp là gì cũng như cách tính toán chính xác nhất nhằm tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là giá trị chênh lệch giữa doanh thu bán trên thị trường cùng chi phí bỏ ra dành cho sản phẩm đó hoặc khấu trừ những chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm, chi phí cho cung cấp dịch vụ,… Hiểu một cách đơn giản thì lợi nhuận gộp là lợi nhuận còn lại thu được sau khi trừ đi chi phí giá vốn hàng bán (doanh thu thuần).

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì?

Theo đó chỉ số này thường hay xuất hiện ở trên các bảng sao kê thu nhập hay báo cáo doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mỗi hình thức sản xuất thì sẽ có tương ứng các loại chi phí lao động khác nhau như:

  • Giá trị mua thực tế nguyên liệu gồm phí vận chuyển
  • Số chi phí hao hụt
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí vận chuyển phế phẩm (phí sản xuất tại công đoạn, phí nhập kho,…)

Còn giá của thành phẩm sẽ bao gồm tất cả chi phí ngay khi kết thúc quá trình sản xuất. Nó bao gồm phần chi phí từ kho giữ thành phẩm đầu kỳ, sản xuất trong kỳ.

Hướng dẫn cách tính toán lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp xuất hiện trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, được tính bằng cách trừ đi giá vốn bán hàng từ doanh thu. Đồng thời số liệu này còn thường tìm thấy ở trên các bản báo cáo thu nhập doanh nghiệp.

Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Ví dụ bạn đang sản phẩm 1 chiếc ghế gỗ rồi bán ra thị trường với giá 350 nghìn. Trong đó chi phí nguyên vật liệu gồm gỗ, đinh, sơn,… là 150.000 đồng. Vậy lợi nhuận gộp của chiếc ghế gỗ đó là 350 – 150 = 200 nghìn đồng.

Qua chỉ số này sẽ cho mọi người biết được rằng mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Trên thị trường kinh doanh hiện nay, để so sánh những công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực thì người ta hay sử dụng hệ số biên lợi nhuận gộp để xác định tiềm năng và độ thành công. Khi mà doanh nghiệp sở hữu hệ số biên lợi nhuận lớn thì lãi ròng lớn và đồng nghĩa khả năng quản lý kiểm soát chi phí tốt hơn doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi khoản giảm trừ doanh thu như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán, khoản chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại,…

Còn giá vốn hàng bán là chi phí tạo ra sản phẩm. Nó liên quan đến toàn bộ quá trình bán hàng gồm chi phí bán hàng, giá vốn hàng xuất kho và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra việc hình thành giá vốn hàng bán còn được phân biệt thông qua các giai đoạn khác nhau ở trong quá trình sản xuất.

Hướng dẫn cách tính toán lợi nhuận gộp

Hướng dẫn cách tính toán lợi nhuận gộp

Công thức tính hệ số tổng lợi nhuận

Hệ số lợi nhuận biên gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Hệ số lợi nhuận biên gộp hay còn gọi là tỷ lệ lãi gộp có thể cho chúng ta biết được mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tức là khả năng sinh lời của 1 số vốn đầu tư nhất định. Theo đó hệ số lợi nhuận biên gộp là chỉ số hữu ích mỗi khi tiến hành so sánh doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau nhằm thể hiện được độ cạnh tranh so với đối thủ khác.

Lợi ý của việc tính toán lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp giúp đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động hoặc hiệu quả sử dụng vật tư sản xuất để từ đó giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên số liệu sẽ chỉ xem xét chi phí biển đối, có nghĩa là chi phí biến động so với mức đầu ra. Ví dụ như:

  • Nguyên vật liệu dành cho sản xuất
  • Lao động trực tiếp
  • Hoa hồng chi cho nhân viên bán hàng
  • Thiết bị bao gồm khấu hao dựa trên sử dụng
  • Phí thẻ tín dụng khi khách hàng mua hàng
  • Tiện ích dành cho khu vực sản xuất
  • Phí đang vận chuyển hàng

Sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế (EBIT) chính là số liệu cụ thể dùng để đo lường lợi nhuận mà doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư thực hiện trước khi đến thời điểm thanh toán chi phí thuế và lãi vay nếu có. Do vậy lợi nhuận trước thuế hay xuất hiện trên báo cáo thu nhập giao dịch, thua lỗ hay đạt lợi nhuận.

Sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế

Sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế

Bên cạnh đó EBIT có được còn nhờ khấu trừ chi phí từ hoạt động kinh doanh để từ đó cho ra kết quả là lợi nhuận gộp. Từ khấu trừ khoản chi, thu nhập trên và cuối cùng cho ra con số thu nhập trước lãi và thuế. Còn riêng lợi nhuận gộp thì nó chỉ là giá trị hàng hóa bán ra sau khi đã trừ đi chi phí sản phẩm mà thôi.

Bài viết trên là những thông tin chia sẻ về lợi nhuận gộp là gì mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng cần nắm rõ khi bắt đầu triển khai kinh doanh thực tế. Việc xác định chỉ số này không những giúp doanh nghiệp có được kết quả đầu tư tốt mà còn nhanh chóng phát hiện và đẩy lùi các rủi ro chi phí dành cho hoạt động thực tế. Hy vọng nó thực sự hữu ích đối với bạn. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp nhiệt tình thì hãy liên hệ ngay với revup qua số hotline 0979 737 173 nhé.

Trương Thái Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud
0979.73.71.73 0967.961.555

Gọi Ngay

Email

Facebook

Zalo

Csss