Trong những năm gần đây, Vấn đề an toàn thực phẩm đang được quan tâm nhiều rất. Càng ngày người tiêu dùng càng quan tâm đến những thực phẩm sạch giúp đảm bảo sức khỏe của gia đình mình và tránh được bệnh tật về lâu dài. Vì lẽ đó ngành công nghệ thực phẩm ra đời với mục tiêu đảm bảo an toàn về công nghệ thực phẩm. Vậy ngành công nghệ thực phẩm có những gì cần biết hãy cùng Revup tìm hiểu nội dung bên dưới nhé.
Ngành công nghệ thực phẩm với nhiều thách thức
Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) được hiểu là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành này sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu dùng… hầu hết sẽ liên quan đến công nghệ thực phẩm, với mục đích đảm bảo chất lượng thực phẩm và dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành công nghệ thực phẩm với nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Tiềm năng của ngành công nghệ thực phẩm
Với thị trường hiện nay có quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người đều tăng lên. Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với môi trường và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao để đảm bảo cho sức khỏe.
Có thể nói Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu thực phẩm đặc sắc trong nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng với nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang dần trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học rất hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học rất hấp dẫn và triển vọng
Ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc ở những vị trí nào?
Nếu bạn tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, bạn có thể làm ở các vị trí như sau:
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền sản xuất chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
- Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng và cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm tại các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật ở các hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật trong thực phẩm
- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ quan kiểm nghiệm hoặc trung tâm dinh dưỡng
- Nghiên cứu viên trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền sản xuất kiểm định thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm được đào tạo gì?
Ngành công nghệ thực phẩm sẽ đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học: nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp chế biến thực phẩm, đánh giá chất lượng thực phẩm… Còn có nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và vận hành dây chuyền sản xuất của tổ chức quản lý. Điều hành sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
Ngành học này sẽ đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, và là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, sẽ đi kèm với những đòi hỏi về chất lượng và nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng.
Các môn học tập trong ngành công nghệ thực phẩm sẽ trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm và an toàn chất lượng thực phẩm.
Sinh viên sẽ được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm với những công nghệ hiện đại, từ đó sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đồng thời thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp. Sinh viên sẽ được tham gia các dự án nghiên cứu và kỳ thực tập từ 3-6 tháng nhầm năng cao kiến thức chuyên môn và nắm vững kinh nghiệm để phục vụ cho công việc khi ra trường.
Ngành công nghệ thực phẩm sẽ đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu
Ngành công nghệ thực phẩm đón đầu xu thế hội nhập
Đạt trên 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), đồng thời xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực trong giai đoạn 2015-2020. Ngành công nghệ thực phẩm đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa trong quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để có thể đa dạng hóa chủng loại và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Do đó, thị trường lao luôn có rất nhiều vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và làm hài lòng các kỹ sư công nghệ thực phẩm.
Ngành công nghệ thực phẩm với xu hướng hội nhập quốc tế
Có thể hiểu một cách đơn giản thì công nghệ thực phẩm là ngành chuyên sâu về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm và rất nhiều nội dung chuyên môn về công nghệ thực phẩm. Hy vọng những chia sẻ của Revup sẽ giúp bạn có đủ thông tin và kiến thức để chọn được ngành phù hợp với bạn.
- Cách Ghi Hồ Sơ Xin Việc Chi Tiết Nhất Và Tạo Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng - Tháng Hai 15, 2024
- REVUP nhận cung ứng lao động tại KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang uy tín - Tháng Tư 1, 2023
- Đơn vị cung ứng lao động tại KCN Xuân Lộc uy tín nhất - Tháng Ba 25, 2023